RSS

USB Flash Disk - Cơ bản và cấu tạo

cautaousbUFD (USB Flash Disk) là một loại thiết bị nhớ ngoài, lưu trữ kiểu tĩnh điện.
Về nguyên lý cơ sở nếu phân tích sẽ mất khoảng 100 trang A4, tôi xin phép không nói tới. Chỉ đưa ra những vấn đề sơ bộ về cấu tạo và xử lý hư hỏng.


Cấu tạo : Có 3 phần :
1. Chân cắm UFD:
Là chân cắm theo chuẩn USB. Đời cũ là USB 1.0, đời mới là USB 2.0. Nếu trên UFD của bạn ghi USB2.0 có nghĩa là nó giao tiếp với PC theo chuẩn truyền thông USB2.0.
Các hệ điều hành từ Win2000 trở lên đã hỗ trợ chuẩn truyền thông USB2.0 nên khi cắm vào PC, sẽ nhận ngay thiết bị và ta được thông báo USB mass storage ...
Các hệ điều hành Win 95/97/98 chỉ hỗ trợ USB 1.0 nên khi cắm các UFD đời mới sẽ không nhận, phải cài drriver (đi kèm thiết bị hoặc kiếm trên Net) như tất cả các phần cứng khác .
Chân cắm bao gồm (xem hình)


2. IC điều khiển giao tiếp PC và ghi đọc bộ nhớ.
Thực hiện các nhiệm vụ sau :
- Giải mã trang dữ liệu từ PC (frame data)
- Chuyển đổi dữ liệu thành các bit.
- Gán địa chỉ hàng/cột (Row/Column) cho các bít dữ liệu.
- Đặt trạng thái EN (Enable) cho chip nhớ.
- Ghi dữ liệu vào EPPROM.
Để thực hiện các tác vụ điều khiển thfi IC này đựoc nạp một chương trình, gọi là phần dẻo (firmware).
Quá trình đọc thì ngược lại.

3. Chip nhớ (có dạng EPPROM)
- Lưu trữ/xuất dữ liệu theo điều khiển của ghip giao tiếp.
Hiện nay, có rất nhiều loại UFD trên thị trường. NHưng tựu trung thì sử dụng IC giao tiếp và IC nhớ của các hãng sau :
IC giao tiếp : iCreat, Alcor, Phison, Oti, Profilic, SSS-Solid State System, Netac, Ameco, Chipsbank, Skymedia, USBest.
Mỗi hãng lại có nhiều model IC. Và dĩ nhiên mỗi IC lại có phần dẻo (firrmware) riêng. Không thể dùng lẫn.
IC nhớ : Samsung, Hyundai, LG,...

Tôi quan tâm nhiều đến IC giao tiếp vì theo kinh nghiệm, khoảng 80% hư hỏng nằm ở đây.
Tôi sẽ post dẫn các hiện tượng đã gặp và cách khắc phục. Cũng như các firrmware đã kiếm được để các bạn sử dụng.

Nguồn : http://lqv77.com

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS